Khu Vực Châu Á Thái Bình Dương Gồm Những Quốc Gia Nào

Khu Vực Châu Á Thái Bình Dương Gồm Những Quốc Gia Nào

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương gồm những nước nào có lẽ là câu hỏi khó có lời giải đáp chính xác bởi lẽ trong nhiều trường hợp khác nhau, thuật ngữ này còn đề cập đến một khu vực có diện tích trải rộng hơn rất nhiều so với hai khu vực được nhắc đến: “Châu Á” và “Thái Bình Dương”.

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương gồm những nước nào có lẽ là câu hỏi khó có lời giải đáp chính xác bởi lẽ trong nhiều trường hợp khác nhau, thuật ngữ này còn đề cập đến một khu vực có diện tích trải rộng hơn rất nhiều so với hai khu vực được nhắc đến: “Châu Á” và “Thái Bình Dương”.

I. Khu vực Châu Á -Thái Bình Dương và những thuật ngữ Tiếng Anh

Cho dù đã nghe đến cái tên Châu Á – Thái Bình Dương rất nhiều nhưng trên thực tế, thuật ngữ này lại có thể khác xa với những tưởng của bạn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

II. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương gồm những nước nào?

Theo một số quan điểm phổ biến nhất, khu vực này trải rộng trên 38 quốc gia – vùng lãnh thổ. Cụ thể bao gồm:

III. Dịch vụ gửi hàng đi khu vực châu Á – thái Bình Dương gồm những nước nào?

Hiện nay đã có rất nhiều dịch vụ vận chuyển đầu tư mạng lưới mở rộng, phân vùng trong khắp khu vực và trên toàn thế giới. Nhờ những chính sách đổi mới trong giao thương, xu hướng mở cửa của toàn bộ các quốc gia trong thời đại mới, việc gửi hàng đi đến một quốc gia khác không còn quá khó khăn. Chính vì vậy, dịch vụ gửi hàng đã được phổ biến trên toàn bộ các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đặc biệt hơn, lựa chọn một công ty cung cấp dịch vụ uy tín, đáng tin cậy, bạn có thể được tư vấn chăm sóc, hỗ trợ tận từ các khâu đóng gói đến các thủ tục liên quan và trải nghiệm những dịch vụ chuyên nghiệp nhất với mức giá vô cùng ưu đãi.

Vậy là câu hỏi “Khu vực châu Á – Thái Bình Dương gồm những nước nào?” đã có câu trả lời và chúng ta cũng đã tìm hiểu tất tần tật những thông tin thú vị liên quan đến APAC. Nếu bạn có bất cứ nhu cầu gửi hàng, mua hàng nhưng gặp khó khăn cần hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tận tình nhất!

Các quốc gia khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang trong giai đoạn nỗ lực xoá đói giảm nghèo và đạt được những thành tích khả quan hơn trong lĩnh vực y tế và giáo dục vào năm 2015, theo báo cáo công bố hôm 20/10/2010 tại lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh ba ngày về các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) tại Trụ sở của Liên Hiệp Quốc ở Niu Oóc.

“Do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính, công cuộc xoá đói giảm nghèo và nỗ lực đạt được các mục tiêu Thiên niên kỷ sẽ là trọng tâm của chiến lược phát triển của các quốc gia tại Châu Á Thái Bình Dương. Đưa người dân thoát khỏi tình trạng đói nghèo là một bước đi quan trọng trong việc xây dựng các nhu cầu trong nước tại khu vực Châu Á và đạt được mức tăng trưởng kinh tế toán cầu”, Tiến sĩ Noeleen Heyzer, Phó Tổng thư ký Liên Hiệp quốc và Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (UNESCAP) cho biết.

Xuất bản phẩm có tên gọi “Con đường hướng tới ưu tiên hoá năm 2015 tại Châu Á Thái Bình Dương” đã phác hoạ bức tranh tổng thể về tình hình khu vực trong việc đạt được tám mục tiêu và kiến nghị phương thức hướng tới thời hạn đạt được những mục tiêu này trong vòng 5 năm. Báo cáo được soạn với sự phối hợp của Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (UNESCAP), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chương trình Phát triển của Liên Hiệp quốc (UNDP) – công bố các kết quả khác nhau tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Một trong những thành công của mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) là giảm thiểu số người có mức sống dưới 1.25 đô la/ngày từ 1.5 tỉ xuống 947 triệu từ năm 1990 đến 2005. Thành công này là sự đóng góp quan trọng vào tiến độ xoá đói giảm nghèo trên toàn cầu và điều đó cho thấy khu vực này đang đạt được những bước tiến mạnh mẽ trong việc giảm tỉ lệ số người sống trong tình trạng đói nghèo, báo cáo nêu rõ.

Khu vực này cũng đạt được tiến bộ đáng kể trong việc đảm bảo tất cả trẻ em đều được đến trường và thành công trong việc cắt giảm sự chênh lệch giới tính ở độ tuổi đến trường, bắt đầu giảm mức độ lây nhiệm HIV, giảm thiểu việc sử dụng các chất phá huỷ tầng ô zôn và giảm tỉ lệ người không được sử dụng nguồn nước uống an toàn.

Tuy nhiên, khu vực này vẫn là nơi mà hai phần ba số người dân đói nghèo trên thế giới với tỉ lệ 1/6 bị suy dinh dưỡng và vẫn chậm trễ trong việc giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em và cải thiện sức khoẻ bà mẹ. Nếu khu vực này tiếp tục phát triển đúng hướng hiện tại mà không tiếp tục tập trung vào những nỗ lực giải quyết các vấn đề đói nghèo, năm 2015, khu vực này sẽ có:

+ Thêm khoảng 35 triệu người có mức thu nhập thực sự đói nghèo.

+ Thêm gần 900,000 trẻ em thiếu dinh dưỡng.

+ 1.7 triệu trường hợp sinh không được đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp chăm sóc.

+ Hơn 70 triệu người không được tiếp cận với các hệ thống bảo vệ sức khoẻ dân chúng.

Báo cáo cũng lưu ý rằng với những hành động đúng đắn và quyết tâm, khu vực Châu Á Thái Bình Dương theo đó đã hồi phục từ suy thoái toàn cầu và có tỉ lệ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn trên thế giới có thể hồi phục và đáp ứng các mục tiêu mà hiện tại đang chậm trễ tiến độ.

Báo cáo nhấn mạnh những lĩnh vực mà các Chính phủ cần phải nỗ lực trong đó có việc tăng cường các mạng lưới an toàn xã hội đối với người nghèo; thúc đẩy nhu cầu trong nước và thương mại trong khu vực; tạo mức tăng trưởng kinh tế có giới hạn và bền vững hơn; đảm bảo cho sự tiếp cận của người nghèo và những đối tượng thiệt thòi với các dịch vụ tài chính; giảm sự chênh lệch giới tính đang hiện hữu; hỗ trợ mạnh mẽ hơn đối với các nước kém phát triển; và khai thác tiềm năng hợp nhất kinh tế khu vực.

“Khu vực này cần phải giảm sự bất bình đẳng bằng cách đảm bảo một chiến lược phát triển có giới hạn hơn và cải thiện công tác bảo trợ xã hội là điều sống còn đối với việc hỗ trợ những người đã thoát ra khỏi tình trạng đói nghèo lại rơi vào tình trạng đói nghèo”, ông Ajay Chhibber TRợ lý Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và Giám đốc UNDP khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết.

Báo cáo nhấn mạnh vai trò quan trọng của cơ sở hạ tầng trong việc đạt được các mục tiêu MDG theo đó sẽ hỗ trợ 1.9 triệu người trong khu vực sinh sống mà không được tiếp cận với các hệ thống bảo vệ sức khoẻ dân chúng, 470 triệu người sống không được sử dụng nguồn nước an toàn và một phần tư các hộ gia đình không được sử dụng điện.

“Nếu không có cơ sở hạ tầng cơ bản, cụ thể là hệ thống đường xá, nguồn cung nước, hệ thống bảo vệ sức khoẻ dân chúng, điện lực, thông tin và công nghệ bưu chính viễn thông và các dịch vụ cơ bản khác, các nước đang phát triển sẽ khó có thể đáp ứng được các mục tiêu MDG”, ông Haruhiko Kuroda, Chủ tịch ADB.

10 năm trước, vào tháng 9-2000, các nhà lãnh đạo trên thế giới họp tại trụ sở LHQ ở New York nhân Hội nghị thượng đỉnh thiên niên kỷ. Với phương châm “cùng tiến lên phía trước”, các nhà lãnh đạo thống nhất thông qua 8 mục tiêu thiên niên kỷ (MDG), ghi nhận sự đồng lòng chưa từng có. 8 MDG là chương trình đầy tham vọng trải dài suốt 15 năm, trong đó tất cả các nước thành viên LHQ hứa hẹn: Triệt để loại trừ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu ăn; Phổ cập tiểu học; Chống bất bình đẳng giới; Giảm 60% tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong; Tập trung vào sức khỏe sinh sản; Phòng chống bệnh tật; Phát triển bền vững; Quan hệ đối tác bình đẳng Bắc-Nam.