Tuyến biên giới giữa hai tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn dài 192km; tỉnh Thanh Hóa có 5 huyện biên giới gồm: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh và Thường Xuân, có 16 xã biên giới, tiếp giáp với 3 huyện của tỉnh Hủa Phăn (Lào) gồm: Xốp Bâu, Viêng Xay, Sầm Tớ. Địa hình các khu vực đường biên giữa hai tỉnh chủ yếu là rừng, núi độ dốc lớn xen kẽ giữa sông, suối rất phức tạp.
Tuyến biên giới giữa hai tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn dài 192km; tỉnh Thanh Hóa có 5 huyện biên giới gồm: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh và Thường Xuân, có 16 xã biên giới, tiếp giáp với 3 huyện của tỉnh Hủa Phăn (Lào) gồm: Xốp Bâu, Viêng Xay, Sầm Tớ. Địa hình các khu vực đường biên giữa hai tỉnh chủ yếu là rừng, núi độ dốc lớn xen kẽ giữa sông, suối rất phức tạp.
Hà Khẩu – Bình Biên hai địa điểm du lịch nổi tiếng tại Trung Quốc, giáp với biên giới Việt Nam. Cùng nhau tìm hiểu hai vùng đất này qua tour Hà Khẩu Bình Biên để có được những trải nghiệm vô cùng thú vị nhé.
Ngày đầu tiên trong Tour Hà Khẩu Bình Biên, đoàn khách tập trung tại cửa khẩu Lào Cai, làm thủ tục xuất cảnh sang Trung Quốc.
Đoàn khách lên xe di chuyển đến ăn trưa tại Bình Biên Trung Quốc, sau đó di chuyển đến tham quan Làng Miêu Tích Thủy. Làng Miêu Tích thủy nằm quận Hồng Hà tỉnh Vân Nam. Nơi đây mang bên mình vẻ đẹp cổ xưa hoài niệm, bên cạnh đó là cảnh núi non sông nước hữu tình.
Ngôi làng nổi tiếng với những tòa nhà với lối kiến trúc truyền thống của người Miêu. Những tòa nhà cổ in hình trên mặt nước tĩnh lặng tạo cho ta cảm giác vô cùng bình yên. Mọi thứ hiện lên như một bức tranh sơn thủy hữu tình đẹp đến nao lòng.
Địa chỉ: huyện Bình Biên, Tỉnh Vân Nam Trung Quốc
Buổi tối đoàn dùng bữa tại nhà hàng, sau đó di chuyển về khách sạn nghỉ ngơi.
Dù du lịch ở đâu mọi người cũng cần tìm hiểu những lưu ý đặc biệt khi đến những vùng đất mới để chuyến đi được suôn sẻ hơn.
Du lịch Hà Khẩu Bình Biên du khách nên lưu ý khi ăn uống, thức ăn tại đây thường nổi bật bởi vị cay và một số gia vị khách so với ẩm thực Việt Nam. Vì vậy hãy chuẩn bị thuốc để tránh đau dạ dày cho thức ăn cay nóng.
Tìm hiểu kỹ thời tiết và khí hậu để chuẩn bị tốt cho chuyến đi và lựa chọn những trang phục phù hợp. Chuẩn bị thêm áo ấm, mũ, ô dù và áo mưa để tránh khi thời tiết bất thường.
Mỗi vùng đất sẽ mang một nét văn hóa đặc trưng vì vậy mọi người khi du lịch nên tôn trọng văn hóa phong tục tập quán để tránh ảnh hưởng đến mọi người.
Hà Khẩu Bình Biên sẽ là vùng đất tuyệt vời cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên văn hóa và con người Trung Hoa. Hãy để SaigonTimes Travel đồng hành cùng bạn trong chuyến đi tour Hà Khẩu Bình Biên đầy thú vị sắp tới nhé.
Không khó để có thể tìm hiểu sơ bộ thông tin về cột mốc đặc biệt này, bởi đây là một điểm đến nổi tiếng không chỉ ở Kon Tum hay vùng Tây Nguyên hùng vĩ mà còn trên khắp cả nước.
Cột mốc ba biên do Việt Nam, Lào và Campuchia cùng thống nhất xây dựng trên đỉnh núi cao 1.086m so với mực nước biển, nơi có cảnh quan núi non trùng điệp, hùng vĩ. Nơi đây vừa là điểm bắt đầu của biên giới Việt Nam - Campuchia, vừa là điểm kết thúc biên giới Việt Nam - Lào. Cột mốc được làm bằng đá hoa cương, có hình trụ tam giác, nặng khoảng 1 tấn, cao 2m. Trên mỗi mặt cột mốc quay về mỗi nước được gắn Quốc huy, ghi năm cắm mốc và tên quốc gia đó bằng chữ màu đỏ của chính nước đó. Phía Việt Nam thuộc xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, phía Lào thuộc tỉnh Attapeu, phía Campuchia thuộc tỉnh Rattanakiri.
Trên đỉnh núi cao lộng gió ngàn này, có thể phóng tầm mắt ra xa nhìn thấy lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia và chỉ vài bước chân thôi chúng ta đã có thể đi vòng quanh qua ba nước. Vị trí cột mốc cách Cửa khẩu quốc tế Bờ Y khoảng 10km, cách ngã ba Đông Dương 3km. Đây là cột mốc ba biên thứ hai ở Việt Nam (cột mốc thứ nhất là của ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc, được xây dựng ở A Pa Chải thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên).
Cột mốc biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia được khởi công ngày 29-11-2007, khánh thành ngày 18-1-2008. Đây là một minh chứng về hòa bình và tình hữu nghị anh em của ba nước Đông Dương, biểu tượng thể hiện rõ nét ý chí, nguyện vọng và quyết tâm của chính phủ và nhân dân ba nước trong hợp tác giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ, là minh chứng thể hiện sự tin cậy, hiểu biết và tinh thần hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam, Lào và Campuchia. Hiện nay cột mốc ba biên đang là điểm đến của du khách trong và ngoài nước. Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, UBND tỉnh Kon Tum đã phê duyệt Đề án khai thác du lịch khu vực cột mốc quốc giới chung ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia với mục tiêu là: Khai thác tiềm năng lợi thế vị trí cột mốc biên giới chung ba nước để hình thành và phát triển du lịch trên địa bàn huyện Ngọc Hồi theo quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần nhóm ngành dịch vụ, du lịch. Phát triển du lịch nhằm đóng góp tích cực vào quá trình thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ngọc Hồi nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung, góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo, giữ vững quốc phòng an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội.
Ngoài ra, với vị trí địa lý cũng như ý nghĩa đặc biệt mang biểu tượng của sự tin cậy, đoàn kết trong xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, trong những năm qua, cột mốc ba biên luôn được lựa chọn là điểm đến trong các hoạt động về nguồn, giáo dục về lịch sử truyền thống gìn giữ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc, tình đoàn kết gắn bó keo sơn của ba nước Đông Dương; nơi giao lưu, gặp gỡ trong các hoạt động đối ngoại nhân dân, đối ngoại biên phòng với tinh thần hợp tác hòa bình, hữu nghị của các lực lượng chuyên trách tỉnh Kon Tum, Attapeu (Lào) và Rattanakiri (Campuchia).
Chúng ta kỳ vọng rằng với những giá trị lịch sử, giá trị biểu tượng về tình đoàn kết hữu nghị keo sơn vốn có của ba nước Đông Dương, sự kiện Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ nhất sẽ thêm phần tô thắm và khẳng định một sự thật trường tồn rằng cột mốc ba biên Đông Dương là một “giao điểm” của lòng tin, ý chí, mục tiêu bằng mọi giá giữ vững tình đoàn kết ba dân tộc Việt Nam - Lào - Campuchia.
Đặc biệt, cột mốc ba bên sẽ là nơi diễn ra những hoạt động hết sức ý nghĩa, mang tính biểu tượng trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ nhất như chào và tô son cột mốc chủ quyền; lực lượng bảo vệ biên giới ba nước phối hợp tổ chức tuần tra, kiểm tra cột mốc ngã ba biên giới; trồng cây hữu nghị, qua đó truyền tải đi thông điệp về tình đoàn kết, hữu nghị, góp phần xây dựng đường biên giới Việt Nam - Campuchia - Lào hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển.
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Đối ngoại quốc phòng xem các tin, bài liên quan.
Ngày thứ 2, đoàn khách dùng bữa sáng sau đó lên xe khởi hành đến Mông Tự, tham quan và lựa chọn các đặc sản địa phương.
Buổi chiều, đoàn khách di chuyển đến Kiến Thủy tham quan Vườn gia đình Zhu. Ngôi nhà thờ tổ đầu tiên được xây dựng bởi anh em Zhu Weiqing, cận vệ cuối triều nhà Thanh. Tòa nhà có diện tích hơn 20.000 m2, có bố trí trật tự, các sân nối tiếp nhau với tổng cộng 42 sân lớn nhỏ.
Trong khuôn viên nhà những gờ dốc, mái hiên, dầm chạm khắc và dầm sơn, tinh tế và trang nhã. Các khoảng sân được thiết kế và xây dựng cảnh quan phong phú với cây xanh và hoa, tại thành một công trình giống như mê cung.
Địa chỉ: Phố Kiến Tân, Thành phố cổ Kiến Thủy, Vân Nam
Tiếp theo đoàn khách tiếp tục tự do dạo quanh Thành Cổ Kiến Thủy. Thành cổ Kiến Thụy là thành phố mang đậm nét văn hóa và lịch sử của Trung Quốc. Thành cổ được biết đến là địa chỉ lưu giữ các di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất xứ Trung Hoa.
Đến tham quan thành cổ Kiến Thụy, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tòa nhà gỗ được xây dựng từ thời nhà Tống, những kiến trúc mang nét văn hóa cổ xưa.
Địa chỉ: Thị trấn Lâm An, huyện Kiến Thủy, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
Buổi tối đoàn khách tự do dạo chơi tại Kiến Thủy, thưởng thức các món ăn đặc sản địa phương, sau đó đoàn khách về khách sạn nghỉ ngơi chuẩn bị cho ngày hôm sau.