Tóc Ngắn Nam Hàn Quốc 2022 Nữ Hàn Quốc Lấy Chồng

Tóc Ngắn Nam Hàn Quốc 2022 Nữ Hàn Quốc Lấy Chồng

Vừa qua, Văn phòng OSSO Hải Phòng (Văn phòng Dịch vụ Một điểm đến, TP Hải Phòng) đã giới thiệu chị L.T.G (37 tuổi, trú tại TP Hải Phòng) đến với tổ chức KOCUN (Văn phòng tư vấn pháp luật Gia đình Việt - Hàn) để được hỗ trợ hoàn tất thủ tục ly hôn bên phía Hàn Quốc. Được biết, đây là trường hợp phụ nữ di cư hồi hương trở về nước, sau cuộc hôn nhân 6 tháng với người chồng Hàn Quốc.

Vừa qua, Văn phòng OSSO Hải Phòng (Văn phòng Dịch vụ Một điểm đến, TP Hải Phòng) đã giới thiệu chị L.T.G (37 tuổi, trú tại TP Hải Phòng) đến với tổ chức KOCUN (Văn phòng tư vấn pháp luật Gia đình Việt - Hàn) để được hỗ trợ hoàn tất thủ tục ly hôn bên phía Hàn Quốc. Được biết, đây là trường hợp phụ nữ di cư hồi hương trở về nước, sau cuộc hôn nhân 6 tháng với người chồng Hàn Quốc.

Có nên lấy chồng Hàn Quốc hay không?

Đây là câu hỏi mà rất khó đưa ra câu trả lời chính xác. Trong suốt thời gian hàng chục năm làm công tác tư vấn, hỗ trợ kết hôn với người Hàn Quốc, với hàng ngàn lượt trợ giúp mỗi năm, Anzlaw nhận thấy lấy chồng Hàn Quốc cũng có bạn gặp may mắn nhưng số lượng không gặp may mắn cũng không phải ít.

Lấy chồng Hàn Quốc sẽ có một số đặc điểm sau mà các bạn nên lưu ý:

Kết luận có nên lấy chồng Hàn Quốc hay không

Như vậy, dựa trên kinh nghiệm thực tiễn thì chúng tôi đã giải đáp xong có nên lấy chồng Hàn Quốc hay không.

Như đã trình bày ở trên, kinh nghiệm cho thấy bạn nên dành nhiều thời gian tìm hiểu người Hàn trước khi quyết định tiến tới hôn nhân. Đây là cách tốt nhất để bạn phòng rủi ro lấy phải người Hàn Quốc không được như mong muốn. Với những bạn có ý định lấy chồng Hàn Quốc qua môi giới thì công việc này lại càng quan trọng hơn nữa.

Trường hợp còn có thắc mắc cần giải đáp hoặc cần hỗ trợ thủ tục đăng ký kết hôn thì bạn vui lòng để lại tin nhắn bình luận cuối bài viết.

Cảm ơn bạn tin tưởng và lựa chọn chúng tôi đồng hành cùng bạn!

Bạn nên xem thêm: Thủ tục kết hôn với người Hàn Quốc

3 lưu ý khi trượt visa kết hôn Hàn Quốc

TP - Có nhiều lý do để những thiếu nữ làng chài, những cô gái thôn quê phải xa xứ, kết hôn lấy chồng Hàn: Tình “xuyên biên giới”; để trở thành công dân sống tại Hàn Quốc; để được đi xuất khẩu lao động. Nhiều người trong số họ đã bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để có thể được xuất cảnh. Chúng tôi bay sang Hàn Quốc, gặp nhiều cô dâu Việt, nghe họ thổn thức về cuộc đời trầm luân, dâu bể của mình.

Theo hồ sơ tại UBND phường Nghi Thủy (Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An), Nguyễn Thị Tình (SN 1995) đã kết hôn với một người Hàn Quốc qua con đường môi giới hôn nhân vào năm 2014. Tình kể: “Em nhận lời lấy chồng người Hàn chỉ vì thấy cuộc sống, tình yêu ở Hàn Quốc trong phim rất đẹp và lãng mạn”.

Trước ý nghĩ đơn giản của Tình, tôi hỏi: “Em có hình dung những khó khăn nếu làm dâu ở Hàn Quốc mà không hề biết tiếng Hàn?”. Tình lắc đầu: “Em không nghĩ được xa thế”. Rồi nói thêm: “Cùng lấy chồng Hàn Quốc còn có Quỳnh là bạn cùng xóm nữa”. Bà Nguyễn Thị Hương, mẹ của Tình cũng góp chuyện: “Sau khi người môi giới tên Trang đến xem mặt, tôi phải đóng trước 10 triệu đồng gọi là đặt cọc. Khoảng hai tháng sau cô Trang môi giới đến nhà đưa cả hai đứa, Tình và Quỳnh đi đăng ký kết hôn”.

Vì sao có thể được Sở Tư pháp cho đăng ký kết hôn khi cô dâu, và chú rể chưa hề biết mặt nhau khi điều kiện để vượt qua phỏng vấn không hề đơn giản? Bà Hương cho biết: “Trước khi đăng ký kết hôn mấy ngày, cô Trang môi giới đưa cho Tình một tờ giấy ghi tên, tuổi và quê của người chồng Hàn Quốc bắt em phải học thuộc lòng”. Đăng ký xong, đám cưới của Tình với chú rể Hàn Quốc được tổ chức tại một khách sạn ở TP Vinh. Hôm đó còn có năm cặp đôi Hàn – Việt khác gồm cả Quỳnh cũng làm lễ cưới.

Chồng của Tình 35 tuổi, trong bộ comple xanh, Tình xúng xính trong bộ váy trắng, trên sân khấu cưới cả hai cứ như đang diễn kịch câm. Ngay sau hôn lễ kết thúc, chú rể bay về Hàn Quốc. Tình và những cô dâu khác về nhà chờ đợi phản hồi của Đại sứ quán Hàn Quốc cấp visa, cho phép các cô gái trở thành vợ, nhập cư. Quỳnh, cô bạn hàng xóm may mắn được cấp visa và bay sang xứ sở Kim Chi đoàn tụ với “chồng”, Tình ở lại quê nhà ngóng đợi, tiếp tục mơ về một cuộc sống mà cô đã thấy qua những bộ phim tình cảm Hàn Quốc dài tập.

Ngày lại ngày trôi qua, Tình bất ngờ nhận được điện thoại của Quỳnh, cô bạn cùng xóm gọi về từ xứ sở Kim Chi. Trong điện thoại, Quỳnh khóc nức nở và khuyên Tình nhanh chóng hủy bỏ kế hoạch lấy chồng Hàn Quốc ngay. Quỳnh cho biết sự thật khác xa với những gì mà những người môi giới đã nói.

Chú rể không phải là người mà cô đã gặp mặt trong đám cưới của mình tại Việt Nam, mà là một người đàn ông đã gần 50 tuổi, với tâm tính không được bình thường.  Từ khi làm vợ nơi xứ người, Quỳnh chưa được bước chân ra khỏi ngôi nhà cô đang ở, phải làm những công việc đồng áng nặng nhọc như một nô lệ không công. Không những thế, Quỳnh còn thường xuyên bị người chồng bạo hành. Mọi viễn cảnh mà cô đã tưởng tượng trước khi lấy chồng hoàn toàn tan vỡ, cuộc sống hôn nhân luôn ngập trong nước mắt.

Nghe Quỳnh kể sự thật về cuộc sống của “cô dâu Việt xứ Hàn”, Tình hoang mang tột độ. Dù đã được cấp visa, nhưng cô kiên quyết không đi “theo chồng” nữa. Những tấm ảnh chụp cô dâu trong ngày cưới của mình, Tình đem ra đốt hết. Cô muốn xóa sạch chuyện kết hôn xuyên biên giới đã qua.

Thế nhưng, hiện Tình đang bị vướng vào các thủ tục pháp luật hôn nhân không lối thoát. Bởi trên danh nghĩa pháp lý, Tình vẫn đang là vợ của một người đàn ông Hàn Quốc, dù chưa một ngày cô chung sống. Bà Hương, mẹ của Tình thở dài rồi hỏi: “Có cách nào để sau này khi nó lấy chồng, được đăng ký kết hôn hợp pháp như những người khác không cháu?”.

Công nhân Việt Nam lao động tại Hàn Quốc, trong số đó có không ít cô dâu Việt.

Tôi im lặng tránh câu trả lời của bà, bởi chắc chắn muốn được điều đó thì bắt buộc Nguyễn Thị Tình phải ly hôn với người chồng ở Hàn Quốc qua môi giới. Thế nhưng tôi biết trong hoàn cảnh hiện tại, Nguyễn Thị Tình không thể có điều kiện để tiến hành một phiên tòa ly hôn với người chồng ở xứ sở Kim Chi xa tít tắp được. Qua nhiều khâu chắp nối và điện thoại sang Hàn Quốc, chúng tôi đã liên lạc được với Quỳnh, cô bạn của Tình. Cô cho biết đã bỏ trốn khỏi nhà chồng, sống lưu vong. Hiện nay Quỳnh đang là lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

Anh Nguyễn Tiến Hùng (31 tuổi) và chị Phan Ngọc Hoa (30 tuổi) trú tại phường Nghi Tân (TX.Cửa Lò). Cả hai vợ chồng họ đều trở về từ Hàn Quốc, anh Hùng đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) hợp pháp tại Hàn Quốc từ năm 2008, còn chị Hoa sang Hàn và trở thành lao động chui bằng cách kết hôn với một người đàn ông ngoại quốc.

Chị Hoa kể: “Năm 2010, tôi muốn đi Hàn Quốc nên đã tìm đến người môi giới ở trên Vinh để nhờ họ “chạy” cho với mục đích được sang đó lao động. Sau khi nghe tôi bày tỏ ý định, người môi giới tên Hằng đã tư vấn đi theo đường “kết hôn với người Hàn” là nhanh và an toàn nhất.

Chi phí trọn gói cho toàn bộ chuyến đi là 15.000 USD. Tôi chỉ việc phải làm hộ chiếu và nộp tiền đủ, còn tất cả mọi việc khác đều do môi giới sắp đặt và tổ chức. Khoảng một tháng sau, người chồng Hàn Quốc của tôi tên là Kim Ưn Ku, 60 tuổi, ở tỉnh Kim He (Hàn Quốc) sang Việt Nam, tiến hành đăng ký kết hôn với tôi tại Sở Tư pháp Nghệ An”.

Tôi hỏi: “Chị không sợ những ràng buộc sau kết hôn ư?”. Hoa trả lời: “Thật ra lúc đó tôi cũng có chút băn khoăn nhưng người môi giới đã cam kết rằng sau khi tôi sang đến Hàn, thì đường ai nấy đi, không lo ràng buộc”.

Những cặp vợ chồng Việt- Hàn ở Seoul.

Vở kịch kết hôn giữa chị Phan Ngọc Hoa với ông Kim Ưn Ku - người chồng Hàn Quốc đều diễn ra một cách thuận lợi. Cuối năm 2010 chị lên đường về xứ nhà “chồng”. May mắn rằng, người chồng Hàn Quốc vẫn giữ lời hứa. Chị được tự do dựa vào những đồng hương Cửa Lò, gia nhập đội quân lao động tại các công xưởng ở Hàn Quốc. Rồi chị quen biết với anh Nguyễn Tiến Hùng, chồng chị bây giờ. Anh cũng là đồng hương với chị.

Năm 2013, hai người quyết định đi tới hôn nhân về sống chung với nhau. Đứa con của họ ra đời, thế nhưng không thể đăng ký kết hôn với nhau bởi chị vẫn đang là cô dâu của đất nước Hàn Quốc, là vợ của ông Kim Ưn Ku. Nếu ly hôn với ông Kim, chị Hoa sẽ bị buộc phải về nước ngay lập tức do chưa đủ điều kiện về thời gian, cũng như các vấn đề khác theo quy định của chính phủ Hàn Quốc.

Vì thế, chị đành chấp nhận kéo dài danh nghĩa hôn nhân với người chồng Hàn. Và cứ một năm một lần Hoa lại phải nhờ ông Kim Ưn Ku ký giấy bảo lãnh, đăng ký gia hạn visa cho chị. “Thật ra tôi rất may mắn bởi ông Kim Ưn Ku đã giữ đúng cam kết trước đây. Ông không hề đòi hỏi gì khi tiếp tục ký giấy bảo lãnh,  gia hạn visa cho tôi. Còn nhiều người sang đây bằng con đường kết hôn, mỗi lần nhờ chồng hờ ký giấy bảo lãnh visa thì phải trả thêm tiền, thậm chí phải chấp nhận trả cả tình nữa”.

Khi cuộc sống của chị Hoa tại đất Hàn đã đủ điều kiện về thời gian theo quy định, chị liên lạc với ông Kim Ưn Ku để ly hôn. Thế nhưng mọi việc bắt đầu phức tạp, khi ông Kim đã chuyển đi một nơi khác không ai biết bởi do thất bại trong kinh doanh. Dù đã cố gắng bằng nhiều hình thức nhưng chị vẫn không thể tìm được người “chồng hờ” trong vở kịch hôn nhân của mình.

Vì tương lai của vợ chồng và con trai, chị Hoa đã tiến hành các thủ tục đơn phương ly hôn với người chồng Hàn Quốc nhưng do chi phí thuê luật sư quá đắt và một số điều kiện vượt quá khả năng, nên chị vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng “đang là vợ của người Hàn Quốc”. Chị buộc phải tiếp tục sống bất hợp pháp tại đất nước này.

Đến năm 2015 khi chồng chị hết hạn hợp đồng lao động, cả hai vợ chồng với con trai 2 tuổi quyết định trở về Việt Nam. Thế nhưng khi trở về với quê hương thì những rắc rối – hậu quả của vở kịch hôn nhân với người Hàn Quốc vẫn chưa buông tha chị. Vợ chồng chị không được đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Còn con trai dù đã 3 tuổi nhưng phần họ tên của bố cháu trong giấy khai sinh vẫn còn bỏ trống.

Trên đường về, tôi ngoái đầu nhìn căn nhà hai tầng của vợ chồng chị khá nổi bật trên con đường dẫn ra bãi biển. Mùi nước mắm, mùi hải sản, mùi đặc trưng của làng chài váng vất. Bất chợt tôi nghĩ đến câu nói của chị lúc chia tay: “Nếu chồng em không tốt, để xảy ra chuyện thì em không còn gì trong tay nữa…”.