Tổng Biên Tập Báo Quân Đội Nhân Dân Là Ai

Tổng Biên Tập Báo Quân Đội Nhân Dân Là Ai

Dưới đây là tổng hợp danh sách các tin, bài về Bộ đội Biên phòng được đăng tải trên Báo Quân đội nhân dân.

Dưới đây là tổng hợp danh sách các tin, bài về Bộ đội Biên phòng được đăng tải trên Báo Quân đội nhân dân.

Các đại biểu dự lễ chào cờ tại Hội nghị kỷ niệm 25 năm ký Hiệp ước biên giới và 15 năm ký ba văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc. Ảnh: TUẤN ANH

Phát biểu khai mạc tại hội nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp ước biên giới, hoàn thành công tác phân giới cắm mốc và ký kết ba văn kiện pháp lý về biên giới có ý nghĩa lịch sử to lớn, mở ra một trang mới trong quan hệ hai nước, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử xây dựng đường biên giới Việt Nam và Trung Quốc, góp phần tạo dựng và duy trì môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là giữa các tỉnh giáp biên của hai nước.

Kể từ khi ba văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc có hiệu lực và hai nước chính thức quản lý đường biên giới đất liền theo các văn kiện pháp lý về biên giới, nhìn chung, tình hình biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc cơ bản ổn định, hệ thống đường biên, mốc giới được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới được bảo đảm; công tác mở, nâng cấp cửa khẩu, đấu nối giao thông được hai bên quan tâm triển khai; giao lưu hữu nghị, hợp tác phát triển khu vực biên giới được chú trọng thúc đẩy. Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc và các lực lượng chức năng hai bên phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới, kịp thời phát hiện và xử lý ổn thỏa các sự kiện biên giới nảy sinh.

Hội nghị 25 năm ký Hiệp ước về biên giới và 15 năm ký ba văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc là dịp để tổng kết, đánh giá những thành tựu, kết quả và cả những tồn tại, hạn chế nảy sinh trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới để rút ra bài học kinh nghiệm, tìm biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, góp phần vào việc duy trì đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định hợp tác và phát triển bền vững cho nhân dân hai nước…

Việt Nam và Trung Quốc chính thức ký Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa hai nước vào ngày 30-12-1999. Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2008, hai bên triển khai công tác phân giới cắm mốc trên thực địa. Kết quả hai bên đã phân giới toàn tuyến biên giới dài 1.449,566km, cắm 1.971 cột mốc, bao gồm 1 cột mốc ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào, 1.548 cột mốc chính và 442 cột mốc phụ.

Ngày 18-11-2009, Chính phủ 2 nước đã ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc để ghi nhận toàn bộ thành quả phân giới cắm mốc biên giới trên thực địa, xác lập các quy định pháp lý để phối hợp thực hiện hiệu quả và thông suốt công tác quản lý, bảo vệ biên giới, quản lý, phát triển cửa khẩu giữa hai nước.

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.

Mặc dù vậy, Bộ đội Biên phòng (BĐBP), nhất là cán bộ, chiến sĩ ở các đồn, chốt dọc tuyến biên giới vẫn duy trì nghiêm công tác tuần tra, canh trực để thực hiện nhiệm vụ “kép”, vừa giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, vừa ngăn chặn xuất, nhập cảnh trái phép để ngăn dịch Covid-19 xâm nhập vào nước ta... Việc chăm lo bảo đảm sức khỏe, giữ ấm cho bộ đội đã được Đảng ủy, Bộ tư lệnh BĐBP chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quan tâm đặc biệt.

Mùa đông năm nay đến sớm, miền Bắc, nhất là các tỉnh miền núi liên tiếp chịu tác động của nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài. Trực tiếp phụ trách công tác hậu cần, kỹ thuật của lực lượng BĐBP, Thiếu tướng Nguyễn Đức Mạnh, Phó tư lệnh BĐBP cho biết: Do tình hình nhiệm vụ năm nay của BĐBP có nhiều đặc biệt bởi tác động của dịch Covid-19 nên ngay từ đầu tháng 10-2020, Bộ tư lệnh BĐBP đã chủ động ban hành các chỉ thị, hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai những biện pháp chống rét cho bộ đội. Với phương châm “không để giá rét ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ”, Bộ tư lệnh BĐBP đã cử các đoàn công tác đi kiểm tra việc triển khai chống rét cho cán bộ, chiến sĩ ở tất cả các tuyến biên giới. Trong đó, đặc biệt tập trung vào việc chống rét cho bộ đội thực hiện nhiệm vụ tại các lán, chốt phòng, chống dịch Covid-19. Cùng với đó, Đảng ủy, Bộ tư lệnh BĐBP đã báo cáo cấp trên về việc đầu tư kinh phí để kiên cố hóa các lán, chốt chống dịch Covid-19 từ hình thức nhà bạt sang nhà tôn. Tuy nhiên, do các lán, chốt nằm chủ yếu tại nhiều khu vực biên giới hiểm trở, giao thông đi lại rất khó khăn, số lượng lán, chốt rất lớn (hơn 1.700) nên hiện tại, số lán đã được làm bằng tôn chưa nhiều.

Qua làm việc với lãnh đạo Bộ tư lệnh BĐBP và trực tiếp khảo sát tại một số tuyến biên giới, chúng tôi được biết, ngành quân nhu đã bảo đảm quân trang chống rét cho 100% cán bộ, chiến sĩ biên phòng đang làm nhiệm vụ tại địa bàn miền núi phía Bắc và một số tỉnh khu vực Bắc miền Trung. Theo đó, từ cuối tháng 10-2020, mỗi cán bộ, chiến sĩ biên phòng ở khu vực này đã được cấp đủ áo ấm, đệm nằm. Đối với các khu vực thường xuyên xảy ra rét đậm, mỗi cán bộ, chiến sĩ được cấp 2 mền bông (Bộ tư lệnh BĐBP đề nghị Cục Quân nhu (Tổng cục Hậu cần) cấp mỗi cán bộ, chiến sĩ mượn 1 mền bông). Riêng cán bộ, chiến sĩ biên phòng từ tỉnh Quảng Bình trở ra phía Bắc đều đã được cấp áo khoác dài, loại dày 5 lớp dùng chung và mỗi người 1 áo bông 6 lớp, 1 mũ lông quân nhu. 100% cán bộ, chiến sĩ các đồn biên phòng trên địa bàn toàn tuyến biên giới phía Bắc đã được bảo đảm đủ các loại quân trang chống rét, gồm: Ủng lội suối, túi ngủ, găng tay, áo khoác 5 lớp, áo bông sĩ quan, áo ấm chiến sĩ, mũ bông, mũ lông, đệm nằm, chăn bông, quân trang tuần tra... Các đồn biên phòng cũng được trên đầu tư lắp đặt mới và sửa chữa các lò hơi cơ khí để đun nước nóng, tủ sấy quần áo rất phù hợp với khí hậu giá lạnh, ẩm ướt ở khu vực biên giới...

Không để giá rét ảnh hưởng tới thực hiện nhiệm vụ

Trong những ngày giá rét vừa qua, phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã có mặt tại các lán, chốt-nơi BĐBP đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, canh gác 24/24 giờ để chống dịch Covid-19 lây lan qua những đối tượng nhập cảnh trái phép. Dù nhiệt độ có thời điểm xuống dưới 0 độ C, xuất hiện băng tuyết phủ trắng núi rừng nhưng trên những đường mòn, lối mở biên giới vẫn luôn có bước chân tuần tra của BĐBP. Bên cạnh đó, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị còn thay phiên nhau xuống bản hướng dẫn, giúp đỡ bà con quây bạt giữ ấm cho người và gia súc.

Tại các lán, chốt phòng dịch khu vực biên giới xã Tổng Cọt, huyện Hà Quảng (Cao Bằng), Thượng tá Phạm Văn Nam, Chính trị viên Đồn Biên phòng Tổng Cọt cho biết: "Do địa bàn nằm ở độ cao gần 1.000m so với mực nước biển nên nhiệt độ luôn thấp hơn nhiệt độ trung bình của khu vực từ 5 đến 7 độ C, có thời điểm sương mù bao phủ gần như cả ngày, song các kíp trực của các chốt vẫn duy trì đều, đủ quân số. Để bộ đội bảo đảm sức khỏe cho thực hiện nhiệm vụ lâu dài, cùng với các loại quân trang được trên cấp, ngay từ đầu mùa lạnh, chỉ huy đồn đã thống nhất trích nguồn thu từ tăng gia để trang bị thêm cho mỗi cán bộ, chiến sĩ một chăn len loại 5kg chống rét. Đồng thời, chúng tôi cũng chủ động đề xuất cấp trên trang bị thêm quân trang chống rét, bổ sung thêm quân số cho các chốt để rút ngắn thời gian mỗi ca trực đêm và dự trữ chất đốt tại các lán trong những ngày sương mù ẩm ướt".

Thượng úy Lự Văn Thuật, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Sin Suối Hồ (BĐBP tỉnh Lai Châu) chia sẻ: "Ở những chốt tạm thời dọc tuyến biên giới của tỉnh Lai Châu, chúng tôi chủ động ứng phó với thời tiết như căng thêm bạt, che chắn gió lùa, dự trữ lương thực, thực phẩm; đặc biệt là duy trì ăn nóng, uống nóng, phòng các loại bệnh thường gặp khi trời lạnh để giữ sức khỏe cho những chuyến tuần tra thường xuyên, liên tục cả ngày lẫn đêm. Ngoài việc mặc đủ các loại áo ấm, chúng tôi còn áp dụng nhiều phương pháp như chườm muối nóng sau mỗi chuyến tuần tra, tăng cường uống nước gừng để giữ ấm cơ thể và điều hòa khí huyết"...

Còn tại tuyến biên giới tỉnh Lạng Sơn, Đại tá Trịnh Hữu Tăng, Chính ủy BĐBP tỉnh cho biết: “Giáp Tết Nguyên đán Tân Sửu, số người nhập cảnh trái phép từ nước ngoài về Việt Nam qua tuyến biên giới Lạng Sơn tăng đột biến. Có những ngày BĐBP tỉnh Lạng Sơn phát hiện và bắt giữ hàng trăm người nhập cảnh trái phép, chủ yếu vào ban đêm. Đồng nghĩa với đó là cán bộ, chiến sĩ ở các lán, chốt phải tuần tra, canh trực suốt đêm. Do đó, việc chăm lo, bảo đảm chống rét cho cán bộ, chiến sĩ luôn được Đảng ủy, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Lạng Sơn đặt lên hàng đầu. Cùng với việc tăng thêm chăn ấm, áo ấm, bảo đảm lương thực, thực phẩm đủ chất dinh dưỡng cho bộ đội, chúng tôi điều chỉnh, bố trí quân số cao nhất cho mỗi lán, chốt để anh em có thời gian thay phiên nhau nghỉ ngơi, bảo đảm sức khỏe thực hiện nhiệm vụ lâu dài...”.