Ảnh 00 Giờ

Ảnh 00 Giờ

Lịch trình tour: Cảng tàu Quốc tế Hạ Long – Hòn Gà Chọi – Hòn Ngón Tay – Hòn Thiên Nga – Hang Sửng Sốt – Kayak/ Đò nan Hang Luồn –  Đảo Titop – Cảng tàu Quốc tế Hạ Long

Lịch trình tour: Cảng tàu Quốc tế Hạ Long – Hòn Gà Chọi – Hòn Ngón Tay – Hòn Thiên Nga – Hang Sửng Sốt – Kayak/ Đò nan Hang Luồn –  Đảo Titop – Cảng tàu Quốc tế Hạ Long

Sử dụng giờ vàng trong trường hợp nào ?

Nguyên tắc giờ vàng có thể được áp dụng cho bất kỳ loại nhiếp ảnh ngoài trời. Hiển nhiên các đối tượng rõ ràng như phong cảnh và cảnh thành phố, đồng thời cũng thích hợp để chụp chân dung ngoài trời, hoa và cây, và thậm chí các vật dụng trong cuộc sống như xe hơi.

Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp tuân theo quy tắc này một cách cứng nhắc, thậm chí họ từ chối chụp ngoài trời vào thời gian khác trong ngày. Bạn không cần phải tuân theo nghiêm ngặt như vậy, nhưng nhớ rằng những người được gọi là các chuyên gia luôn có lý do, và lời khuyên của họ thường có giá trị.

Cách nhanh nhất và dễ nhất để tính 2 khoảng thời gian vàng trong ngày là sử dụng golden hour calculator. Nó có định nghĩa phức tạp hơn một chút về giờ vàng mà chúng ta đang thảo luận ở đây, nhưng là một công cụ tính toán rất chính xác.

Tính giờ vàng theo từng địa phương sẽ giúp bạn lên kế hoạch cho buổi chụp.

Ngoài ra, nếu bạn thích làm việc độc lập, bạn nên bắt đầu bằng việc tìm kiếm thời gian mặt trời mọc và lặn – cách đơn giản nhất là sử dụng máy tính sunrise and sunset calculator trực tuyến.

Tiếp theo là làm một số tình toán đơn giản – giờ vàng đầu tiên trong ngày sẽ bắt đầu ngay trước khi mặt trời mọc và tiếp tục khoảng một giờ sau đó. Giờ vàng thứ hai sẽ bắt đầu khoảng một giờ trước khi mặt trời lặn và kết thúc ngay sau đó.

Một khi bạn đã xác định được đối tượng bạn muốn chụp và thời gian chụp, sẵn sàng chuẩn bị các thiết bị để chụp một số hình ảnh tuyệt vời. Nhưng trước khi thực hiện, ghi nhớ những lời khuyên sau đây, để đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ và bạn tận dụng tối đa giờ vàng:

Sử dụng chân máy – Vào lúc gần bình minh và hoàng hôn khung cảnh sẽ rất tối. Tuy nhiên, thật đáng tiếc nếu bỏ lỡ những màu sắc và kết cấu tuyệt vời trong khoảng thời gian này để chờ đợi cho đến khi trời sáng hơn. Đặt máy ảnh lên chân máy rắn chắc, thiết lập ISO và phơi sáng lâu và chụp ảnh. Chuẩn bị nhiều khoảng thời gian – Khi giờ vàng bắt đầu, có thể bạn sẽ bất ngờ vì chưa kịp chuẩn bị. Tìm vị trí chụp cùng với thời gian dự phòng, ngay cả khi phải thức dậy vào lúc nửa đêm.

Hãy chụp thật nhiều ảnh – Trong mỗi giờ vàng, ánh sáng thay đổi một cách nhanh chóng, và khung cảnh trông rất khác nhau chỉ sau một vài phút. Thay vì chụp một hoặc hai bức ảnh rồi trở về nhà, hãy ở lại đến khi giờ vàng trôi qua để nắm bắt đầy đủ các hiệu ứng.

Mang theo đuốc và nước nóng – Thời điểm bình minh và hoàng hôn có thể rất lạnh và tối. Điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng lại dễ dàng quên, đặc biệt trong trường hợp bạn muốn tận dụng ánh sáng ban ngày để chụp ảnh hoàng hôn. Một ngọn đuốc sẽ giúp bạn nhìn thấy đường đi và các đối tượng, và uống nước ấm trong khi đứng trong cái lạnh chờ chụp bức ảnh tiếp theo.

Chụp vào giờ vàng làm tăng thêm màu sắc, kết cấu, và chiều sâu cho khung cảnh.

Chụp vào giờ vàng đã tạo ra khác biệt lớn trong nhiếp ảnh ngoài trời. Nó có nghĩa là đi ra ngoài cùng với máy ảnh vào các thời điểm mà bạn chỉ muốn cuộn tròn trên giường, nhưng phải hy sinh.

Hãy trải nghiệm và chụp thật nhiều để chứng kiến sự trưởng thành trong các bức ảnh của mình nhé!

Các bạn tham gia lớp NHIẾP ẢNH NÂNG CAO chuyên đề chân dung phong cảnh của giảng viên Nhiếp ảnh gia nổi tiếng Nguyễn Khác Hường để có thể có thật nhiều kiến thức về chụp phong cảnh nhé! Chi tiết khoá học: Nhiếp ảnh Chân dung và phong cảnh

Quý vị chưa đăng nhập hoặc chưa đăng ký làm thành viên, vì vậy chưa thể tải được các tài liệu của Thư viện về máy tính của mình.

Nếu chưa đăng ký, hãy nhấn vào chữ

Nếu đã đăng ký rồi, quý vị có thể đăng nhập ở ngay phía bên trái.