Học 214 Bộ Thủ Chữ Hán Qua Thơ

Học 214 Bộ Thủ Chữ Hán Qua Thơ

1    日    nhật    mặt trời, ngày, nhật thực, nhật báo    nichi, jitsu

1    日    nhật    mặt trời, ngày, nhật thực, nhật báo    nichi, jitsu

THANHMAIHSK – Hệ thống giáo dục Hán Ngữ toàn diện nhất Việt Nam

Đội ngũ giảng viên vượt trội với 100% là thạc sỹ, tiến sỹ, giảng dạy tại các trường đại học lớn tại HN và TP.HCM.

Đa dạng cơ sở trải dài từ Bắc chí Nam.

Giáo trình cập nhật, phù hợp với điều kiện thực tế.

Lộ trình học nhanh, nắm vững mục tiêu tiếng Trung trong thời gian ngắn nhất.

Đào tạo bài bản, chuyên sâu, không dạy đại trà.

Đầu ra 100% thi đỗ các chứng chỉ HSK.

Đào tạo bài bản các khóa học tiếng Trung online, offline với lộ trình chuyên biệt, chinh phục HSK, HSKK chỉ sau một khóa học tại THANHMAIHSK

Khẩu Quyết Thứ Tự Nét Viết Chữ Hán

(10) Bao trái trên trước tới trong rồi dưới

Thuộc nằm lòng 10 khẩu quyết này sẽ giúp bạn viết đúng chữ Hán một cách nhanh chóng.

Chữ Hán Phồn Thể và Chữ Hán Giản Thể

Khi bạn bắt đầu học chữ Hán bạn sẽ nghe nhắc đến khái niệm Chữ Hán Phồn Thể và Giản Thể. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu xem vì sao lại có 2 loại chữ Hán thế này nhé.

Chữ Hán Phồn Thể (Tiếng Trung Phồn Thể)

Trước đây, các ký tự Trung Quốc truyền thống chỉ được gọi là chữ Trung Quốc. Vào thời Trung Quốc cổ đại, mỗi triều đại khác nhau lại có các hệ thống chữ viết khác nhau, nhưng đến triều đại nhà Hán, hệ thống chữ viết đã được cố định lại và về cơ bản thì nó không thay đổi cho đến ngày nay. Và đó là chữ Hán Phồn thể (tiếng Trung Phồn Thể).

Chữ Phồn Thể là loại chữ rất đẹp - thường được coi là tinh hoa của văn minh Trung Quốc hay là đối tượng để thể hiện nghệ thuật trong thư pháp. Học chữ Phồn Thể ngoài việc học thuộc hình của chữ còn học được cả ý nghĩa thâm sâu và cái đạo mà người xưa truyền lại, tất cả nằm ở cái chữ. Chữ Phồn Thể rất khó học, nhưng một khi đã học thuộc rồi thì nhớ rất sâu và rất lâu. Nhược điểm lớn nhất của chữ Phồn Thể chính là có rất nhiều nét.

Hiện nay chữ Hán Phồn Thể vẫn được sử dụng chính thức ở Đài Loan, HongKong, Macao,...Riêng ở Trung Quốc, trong nghệ thuật viết thư pháp người Trung Quốc vẫn dùng chữ Hán Phồn Thể để viết.

Chữ Hán Giản Thể (Tiếng Trung Giản Thể)

Chữ Hán giản thể là phiên bản rút gọn của chữ Hán phồn thể do có số lượng nét viết ít hơn.

Trước đây Trung Quốc vẫn sử dụng chữ Phồn Thể, do đó các văn tự sách cổ đều là chữ Phồn Thể. Năm 1949, Trung Quốc cải cách chữ viết nhằm đơn giản hóa chữ Hán đối với người học. Từ đó trở đi chữ Hán Giản thể (Tiếng Trung Giản Thể) là  được sử dụng chính thức tại Trung Quốc.

Chữ Giản Thể thường dễ học, dễ nhớ; thuận tiện trong việc in ấn; khi đọc trên màn hình PC, laptop không bị hoa mắt hay mỏi mắt. Viết tay chữ Giản Thể có tốc độ nhanh hơn nhiều so với chữ Phồn Thể. Tuy nhiên, nhược điểm của loại chữ này là làm mất đi hoặc sai lệch về ý nghĩa tượng hình. Đồng thời cũng không thể viết thư pháp bằng chữ Giản Thể được.

Hiện nay các tài liệu giáo trình giảng dạy tiếng Trung hiện nay đa phần cũng là chữ giản thể vì nó dễ nhớ hơn cho người mới bắt đầu học.

Bạn cũng không cần lo lắng vì hai loại chữ này vì có các quy tắc để biết người học giản thể vẫn đọc hiểu được chữ phồn thể và ngược lại. Và giáo viên sẽ hướng dẫn thêm cho bạn.

Truyền Thuyết Thương Hiệt Tạo Chữ

Sau khi thống nhất Hoa Hạ, Hoàng Đế bèn lệnh cho sử quan của ông là Thương Hiệt nghĩ biện pháp sáng tạo chữ.

Một hôm Thương Hiệt đang suy nghĩ thì thấy từ trên trời có một con phượng hoàng bay đến. Một vật nó ngậm ở miệng rơi xuống, vừa vặn rơi ngay trước mặt Thương Hiệt. Thương Hiệt nhặt lên thấy trên mặt có dấu chân, nhưng ông không thể nào nhận ra đó là dấu chân loài thú nào.

Đúng lúc ấy có một người thợ săn chạy đến và nói: “Đây là dấu chân con tỳ hưu, khác hoàn toàn với dấu chân các loài thú khác. Dấu chân của các loài thú khác tôi nhìn một cái là biết ngay.”

Thương Hiệt liền nghĩ, vạn sự vạn vật đều có đặc trưng riêng của nó, nếu nắm bắt được đặc trưng của sự vật, vẽ ra hình vẽ thì ngay cả người thợ săn cũng có thể nhận ra được, đây chẳng phải là chữ đó sao?

Từ đó Thương Hiệt chú ý quan sát các loại sự vật và vẽ ra hình dáng theo đặc trưng, từ đó đã tạo ra rất nhiều chữ tượng hình. Sau này lại có chữ hội ý (hội tụ các ý của các bộ cấu thành).

Phương pháp nhớ chữ Hán thông qua Chiết tự

Các bạn có thể tham khảo cách nhớ chữ Hán thông qua Chiết tự như sau:

Thơ ca luôn là thứ dễ đi vào lòng người, nói cách khác là khiến ta dễ thuộc và nhớ rất lâu. Vì vậy mà khi nhớ chữ Hán thông qua Chiết tự, người ta đã để chiết tự đi cùng với những vần thơ dễ nhớ, dễ thuộc mô tả lại thành phần trong chữ Hán.

Từ đó, rất nhiều câu thơ hay đã được ra đời, nhiều câu đã trở nên kinh điển đối với người học tiếng Trung. Cùng THANHMAIHSK tìm hiểu một số câu thơ đó nhé:

Ví dụ 1: Chiết tự chữ 富 fù (chữ Phú – giàu có)

Ruộng vườn một khoảnh, quanh năm dư thừa”.

=> Giải thích: Chữ Phú bao gồm: Bộ Miên  宀 (Mái nhà), chữ Nhất 一 ( Một), chữ 口 ( Miệng) và chữ 田 ( Ruộng đất). Như vậy ngôi nhà này chỉ có 1 người, ruộng đất lại dư thừa mang ý thể hiện sự phú quý.

Ví dụ 2: Chữ  想 Xiǎng Chữ Tưởng – nhớ, nghĩ)

Lòng người nhớ tới ai nơi phương nào?”

=> Giải thích: Chữ Tưởng bao gồm: chữ Mộc 木 ( Cây), chữ Mục 目 ( Mắt) và chữ Tâm 心 ( Tấm lòng). Ý chỉ một người đang hướng lòng mình nhớ tới người nào đó.

Ví dụ 3: Chữ Tử 子 Zi ( Con, đứa bé)

“Duyên thiên chửa thấy nhô đầu dọc

Phận liễu sao đành nảy nét ngang”

=> Giải thích: Chữa liễu 了 là chỉ người con gái thân hình mảnh mai như cây liễu (mượn âm liễu, cây liễu: 柳 ), mà có “nảy nét ngang” thành chữa Tử 子 là con

Nhìn xa phương ấy chờ mong người về”

=> Chữ Khán gồm chữ Thủ 手 ( Tay), dưới là chữ Mục 目 ( Mắt). Chữ Thủ được viết chéo đè trên chữ Mục giống như bàn tay đang che mắt.

Ví dụ 5: Chữ Kiển 囝 Jiǎn ( Đứa trẻ) – Người Mân Nam gọi con là “Kiển”

Trai không lọt vào sao lại có con”

=> Đây là một câu thơ vui để dễ nhớ chữ, chữ Jian bao gồm bộ Vi 囗  bao bên ngoài bộ Tử 子 ( Đứa trẻ)

Chữ Hán bao gồm 214 bộ thủ, mỗi bộ thủ lại mang một ý nghĩa riêng. Việc học các bộ thủ có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp ta viết được chữ, tra từ điển, và làm các công việc liên quan đến dịch thuật…

214 bộ này chủ yếu là chữ tượng hình, và hầu như dùng làm bộ phận biểu nghĩa, một phần nhỏ được dùng để biểu âm. Do đó thông thường, có thể dựa vào bộ thủ để phán đoán nghĩa và âm đọc.

Không nhất thiết phải học thuộc 214 bộ thủ, bạn chỉ cần ghi nhớ một số các bộ thủ cơ bản thường gặp. Sai lầm của nhiều bạn mới học là cố gắng học thuộc hết 214 bộ thủ 1 lúc. Như vậy các bạn sẽ rất dễ quên.

Cách hữu hiệu hơn đó là học qua việc phân tích chữ Hán. Khi gặp một chữ Hán mới, đừng cắm đầu cắm cổ luyện viết trong vô thức, bạn cần tra cứu xem có những nét gì, bộ thủ gì, bộ thủ đó mang ý như thế nào, có liên quan gì đến nghĩa và âm đọc của chữ Hán đó hay không.

Một số ví dụ học chiết tự qua bộ thủ:

Gồm bộ miên (宀 mái nhà) + bộ thỉ (豕 con lợn)

=> Trên người sống dưới lợn ở tạo ra nhà.

Gồm bộ: Mộc (木 gỗ) + Mễ (米 gạo) + Nữ (女 phụ nữ).

=> Tòa nhà được làm bằng gỗ (木) phải có gạo (米) để ăn và người phụ nữ (女) chăm lo cho gia đình.

房: Bộ hộ (户 hộ gia đình) + phương (方 phương hướng).

=> Căn phòng của các hộ gia đình ở tứ phương.

间 Gian: Phòng có cửa (门) và ánh sáng (日) chiếu vào.

大: Các bạn tưởng tượng giống 1 người, dang tay, dang chân, rất là to lớn, có nghĩa là đại – to lớn.

学: Bao gồm bộ: 3 chấm thủy + bộ mịch (冖dải lụa) + bộ tử (子trẻ con)

=> Thằng trẻ con trùm khăn lụa vã cả mồ hôi ra để đi học.